BÁO GIÁ CHỐNG THẤM TẦNG HẦM CHUYÊN NGHIỆP TẠI ĐÀ NẴNG

Ngày Đăng : 19/04/2019

BẢNG BÁO GIÁ CHỐNG THẤM TẦNG HẦM TẠI ĐÀ NẴNG

Hiện nay có rất nhiều tòa nhà có sử dụng tầng hầm, Tầng hầm có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của tòa nhà. Vì xây dựng tầng hầm luôn phải sâu dưới lòng đất, Thường xuyên tiếp xúc với mực nước ngầm nên nếu chống thấm tầng hầm không tốt thì nguy cơ về các sự cố thấm sẽ rất lớn.

 Đầu tiên chống thấm Hưng Thịnh xin gửi bạn đọc tham khảo bảng báo giá dich vụ chống thấm tầng hầm tại Đà Nẵng:

BẢNG BÁO GIÁ CHỐNG THẤM TẦNG HẦM TẠI ĐÀ NẴNG

TT

Hạng Mục

ĐVT

KL

Đơn Giá

1

Giá chống thấm tầng hầm bằng màng chống thấm 2 thành phần Polymer+ Gốc xi măng

m2

1

200.000- 250.000

2

Giá chống thấm tầng hầm bằng màng chống thấm Bitum Sika bit w15

m2

1

350.000- 400.000

3

Giá chống thấm tầng hầm bằng màng chống thấm phun Polyurea

m2

1

700.000-1000.000

4

Giá chống thấm tầng hầm bằng màng chống thấm dạng thẩm thấu, mao dẫn

m2

1

180.000- 220.000

I. Giới thiệu về chống thấm tầng hầm:

Nếu bạn nghe hoặc đọc ở đâu đó rằng chống thấm tầng hầm dễ và rẻ. Chống thấm chỉ cần 200.000đ là thoải mái. Chống thấm Hưng Thịnh có thể khẳng định với bạn luôn. Đây là một sự mạo nhận.

Trong các hạng mục thi công chống thấm thì chống thấm tầng hầm mang 1 đặc thù rất riêng. Chống thấm tầng hầm thì sẽ chống lại áp lực nước ngầm còn các khu vực khác thì đa số là chống lại nước mưa nước sinh hoạt. Thi công tầng hầm nếu không nắm vững kỹ thuật và thiếu kinh nghiệm thì sẽ rất dễ lúng túng khi phát sinh ra nhiều vấn đề rất phức tạp do nước ngầm và địa chất bên dưới.

1. Nguyên nhân thường gặp khi tầng hầm bị thấm:

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên các sự cố thấm tầng hầm. Ta có thể kể đến một số vị trí như khe co giãn, mạch dừng bê tông, Lỗ ti sắt xuyên ván khuôn, Các đầu cổ ống, Hố Pit thang máy, hố ga, Bê tông bị lỗi, nứt, lún….Vậy thì tại sao các vị trí này lại hay thấm.

- Tại các vị trí khe co giãn hoặc mạch dừng bê tông thường sẽ có thiết kế 1 tấm bang cản nước để chống thấm, Một số trường hợp lắp đặt các tấm băng cản nước rồi nhưng vẫn thấm là bởi vì một số lỗi khi thi công băng cản nước như.

+ Băng cản nước bị xô lệch trong quá trình đổ bê tông. Trong quá trình đổ bê tông bạn cần kiểm tra băng cản nước kỹ càng để băng cản nước nằm đúng vị trí thiết kế. Lúc lắp đặt ván khuôn trước lúc đổ bê tông bạn nên thi công thêm một thanh thép gia cường để giữ băng cản nước không bị lệch.

+ Mối hàn băng cản nước không đảm bảo và nước xuyên qua. Tại điểm mối nối của băng cản nước bạn lưu ý sử dụng máy hàn nhiệt hoặc dao hàn nhiệt chuyên dụng để liên kết 2 đầu băng cản nước lại với nhau.

+ Bê tông tại vị trí băng cản nước bị rỗ hoặc bị lẫn tạp chất. Băng cản nước chỉ phát huy tác dụng khi nó được găm vào bê tông đặc chắc. Vì vậy nếu bê tông của bạn bị rỗ hoặc lẫn tạp chất tại 1 điểm nào đó trên đường đi của  băng cản nước thì sẽ rất dễ thấm sau này.

-vị trí xung yếu tiếp theo đó chính là  các lỗ ti sắt xuyên ván khuôn hay các cổ ống. Đối với các lỗ ti sắt thì bạn lưu ý cần trám kỹ các lỗ này bằng vật liệu chống thấm chuyên dụng. Còn các cổ ống xuyên vách hầm thì bạn có thể xem bài viết chi tiết tại đường link bên dưới.

Xem thêm

==> Kỹ thuật chống thấm cổ ống.

-vị trí tiếp theo đó chính là các vị trí hố pit thang máy, hố ga, mương nước. Đây đều là các điểm sâu nhất của tầng hầm. Rất nhiều trường hợp bạn sẽ rất lúng túng khi bạn càng đào thì nước ngầm lại càng trào ra mạnh. Thậm chí như ở thành phố thì nhiều ngôi nhà ở 2 bên bị lún theo do đất cát nền móng bị chảy theo nước ngầm. Tiến độ thi công thường bị chậm khi thi công các hạng mục này. Và nhiều con số thống kê cho thấy có đến hơn 93% các hố Pit thang máy là bị thấm. Chính vì vậy bạn hãy chọn vật liệu, giải pháp cho vị trí này thật tối ưu ngay từ đầu. Thì sẽ không phải gặp các rủi ro về thấm dột tại tầng hầm ở các vị trí này.

-vị trí tiếp theo đó chính là bê tông rỗ, bê tông nứt. Lưu ý rất quan trọng là dù bạn có chọn bê tông tốt như thế nào đi chăng nữa mà quá trình đổ bê tông không đầm dùi, ghép ván khuôn cẩn thận thì khi tháo ván khuôn ra bạn sẽ có một tầng hầm với những khối bê tông vá víu rất nhiều khiến cho quá trình chống thấm gặp nhiều khó khăn

2 Hậu quả của việc thấm tầng hầm:

-Đối với tầng hầm nếu thấm thì việc xử lý sẽ rất vất vả nếu gặp phải những nơi có mực nước ngầm lớn. Tất nhiên là sẽ có thể chống thấm ngược được nhưng chi phí bạn phải bỏ ra là cao hơn nhiều so với việc nếu ngay từ đầu bạn làm tốt.

- đã có nhiều tầng hầm nhiều nhà phải bỏ không dùng vào mùa mưa vì vào mùa mưa nước ngầm dâng lên nếu thấm mà bơm nước không kịp thì sẽ rất ô nhiễm và mất an toàn điện.

- Thấm luôn đi kèm với ăn mòn cốt thép. Chính vì vậy nếu bạn cứ để vậy thì chẳng mấy chốc mà ngôi nhà của bạn rồi sẽ xuống cấp.\

II. Cách chống thấm tầng hầm:

1.Phần đáy hầm. 

Nguyên lý chống thấm tầng hầm là lớp chống thấm sẽ bọc toàn bộ đáy hầm và vách. Có một số dòng sản phẩm để bạn lựa chọn như dòng vật liệu sarnafil, TPO, Màng bitum, màng dính nhiệt áp, Màng tinh thể thẩm thấu Đặc biệt là các dòng sản phẩm từ màng Bitum và màng nhiệt áp khả năng bám dính rất tốt với kết cấu.

 

Để thi công các dòng sản phẩm này đầu tiên bạn sẽ tiến hành ghép ván khuôn, Nhiều trường hợp tầng hầm nhà phố thì sẽ xây tường gạch làm cốt pha luôn.

bạn sẽ tiến hành rải trước hoặc dính vào ván khuôn, rắc thẩm thấu để chống thấm trước khi đổ bê tông.

Bạn cũng cần lưu ý cần chống thấm cả các đầu cọc trước khi đổ bê tông.

2.chống thấm phần vách hầm.

Đối với vách hầm bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn về vật liệu. Tốt nhất là bạn chống thấm thuận từ bên ngoài. Nhưng nếu mặt bằng quá chật hẹp thì bạn chống thấm ngược từ bên trong cũng có nhiều sản phẩm rất tốt.

Các dịch vụ khác