BÁO GIÁ CHỐNG THẤM TƯỜNG TẠI ĐÀ NẴNG.

Ngày Đăng : 19/04/2019

BÁO GIÁ CHỐNG THẤM TƯỜNG TẠI ĐÀ NẴNG, XỬ LÝ TƯỜNG BỊ RÊU MỐC TẠI ĐÀ NẴNG.

Hình ảnh mặt cắt ngang chống thấm tường ngoài trời

video chống thấm tường ngoài từ kênh youtube chống thấm Hưng Thịnh

Thật khó chịu khi một bức tường trắng sáng tự nhiên xuất hiện những vệt thấm, vết loang lổ. Dưới đây là một số câu hỏi mà Chống thấm Hưng Thịnh nhận được từ rất nhiều độc giả. Trong bài viết này chống thấm Hưng Thịnh sẽ trả lời cho bạn đọc những câu hỏi này.

Giá chống thấm tường ở Đà Nẵng ?

Chống thấm, Chống rêu mốc tường ở Đà Nẵng giá bao nhiêu ?

Phương pháp chống thấm tường chống rêu mốc tường ?

Đầu tiên gửi đến bạn đọc bảng báo giá chống thấm tường tại Đà Nẵng để bạn đọc có thể tham khảo. 

-----------------------------------------------

BÁO GIÁ CHỐNG THẤM TƯỜNG

 

TT

Hạng Mục

ĐVT

KL

Đơn Giá

1

Giá chống thấm tường bằng màng chống thấm 2 thành phần Polymer+ Gốc xi măng

m2

1

100.000- 120.000

2

Giá chống thấm tường nhà bằng màng chống thấm tường gốc ACRYLIC.

m2

1

110.000- 130.000

3

Giá chống thấm tường ngoài bằng màng chống thấm gốc ACRYLIC của sika Thụy Sỹ

m2

1

140.000-155.000

4

Báo chống thấm tường ngoài bằng màng chống thấm dạng thẩm thấu, mao dẫn

m2

1

120.000- 140.000

bảng báo giá chống thấm tường nhà tại đà nẵng

Hiện tượng thấm tường, Thấm chân tường chắc hẳn đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Chống thấm tường cũng đang được rất nhiều khách hàng quan tâm dù là công trình lớn hay nhỏ. Mùa mưa ở Đà Nẵng luôn kéo dài có khi đến cả tháng. Nên nhu cầu chống thấm tường ở Đà Nẵng càng trở nên cần thiết mọi lúc, mọi mùa trong năm.  Vậy thì cách chống thấm tường và chống thấm chân tường như thế nào ?

Xem thêm:

==> 6 cách chống thấm sàn mái tốt nhất hiện nay

Hình ảnh chống thấm tường ngoài trời

Nguyên nhân tường nhà ở Đà Nẵng cần phải chống thấm

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tường của bạn bị thấm có thể kể đến một số nguyên nhân gây thấm tường cơ bản như: 

1- Do cấp phối của lớp vữa tô bên ngoài quá yếu. Thời tiết thay đổi thời tiết đột ngột thường xuyên thì lớp vữa này sẽ rất dễ co ngót rồi tạo thành các vết nứt chân chim để nước mưa ngấm vào tường.

2- Do kết cấu xây dựng bị xuống cấp. Ví dụ như cốt liệu vữa tô không đúng thiết kế, Trong quá trình xây dựng nhiều vật liệu bị bớt xén trộn nhiều tạp chất làm cho kết cấu không được chắc chắn.

3- Do lớp màng chống thấm. Lớp màng chống thấm tường ngoài có thể vì 1 lý do nào đó không đáng có mà gặp sự cố ví dụ như lớp chống thấm quá mỏng, Lớp chống thấm bị lão hóa, thiết kế lớp chống thấm không đúng, không phù hợp ngay từ đầu.

4- Do ngôi nhà đã sử dụng quá lâu và trong quá trình sử dụng không duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Hình ảnh thấm tường nhà vì nứt tường ngoài

Hậu quả của việc tường bị thấm nếu bạn không xử lý chống thấm tường ở Đà Nẵng ngay.

Khi gặp các vấn đề liên quan đến tường thấm bạn cần phải xử lý chống thấm tường ngay để tránh các vệt thấm tường để lại nhiều hậu quả cũng như để xử lý các sự cố này trước khi mùa mưa đến. Tại vì khi mùa mưa đến thì bạn sẽ không thể chống thấm tường ngoài được.

1. Hậu quả Đầu tiên đó là ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là những người gặp vấn đè liên quan đến hô hấp. sống trong một ngôi nhà tường nhà bị thấm thì không khí môi trường trong nhà sẽ không được trong lành và tinh thần cũng luôn trong trạng thái lo âu vì sống trong một ngôi nhà thấm dột.

2. Khi tường bị thấm thì nước sẽ thấm liên tục qua lớp vữa tô phía ngoài, lớp gạch và lớp vữa hoàn thiện trong nhà. Quá trình thấm liên tục này sẽ làm cho kết cấu của bức tường bị yếu đi rất nhiều. Nhiều trường hợp lớp vữa bị thấm đến mục nát thì công tác sửa chữa sẽ càng nặng nề.

Hình ảnh hậu quả của việc không chống thấm tường nhà

3. Ngôi nhà phải thật sự là nơi bạn muốn về. Một khi phần tường nhà của bạn bị thấm thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của bạn. Ví dụ như khi có mưa thì bạn lại phải đi hứng nước do nước ngấm vào tường.

4. Giá trị của ngôi nhà sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu ngôi nhà của bạn bị thấm tường

5. Đó là tính thẩm mỹ của kiến trúc ngôi nhà bị phá hoại. Bạn sẽ phải sống trong những bức tường thấm mốc quanh năm và nếu không chống thấm thì ngôi nhà của bạn sẽ ngày càng bị thấm nặng.

6. Đó là an toàn điện. Các dây diện đi trong tường là rất nhiều nên nếu các dây điện ổ cắm bị ẩm do thấm tường thì nguy cơ cháy nổ mất an toàn điện sẽ rất cao. Và các thiết bị điện tử trong nhà bạn cũng sẽ nhanh hỏng khi ngôi nhà của bạn quá ẩm mốc.

Hình ảnh hậu quả của việc không chống thấm tường nhà tại đà nẵng

5 cách chống thấm tường nhà và xử lý chống thấm tường nhà tốt nhất 2021

Cách 1: Chống thấm tường nhà cũ. Nhà đã đi vào sử dụng. Đây là # cách chống thấm tường ngoài cho tường cũ.

Thấm từ ngoài vào và tường ngoài đã được tô vữa nhưng vẫn thấm, đối với trường hợp này có thể chống thấm từ bên ngoài bạn nên làm hai lớp màng chống thấm bên ngoài tường. Lớp màng chống thấm này sẽ như lớp Áo mưa bảo vệ cho ngôi nhà của bạn để phần tường phía trong luôn khô ráo khi có mưa các bước triển khai chống thấm. 

Bước 1: Tiến hành vệ sinh loại bỏ hết các tạp chất trên tường như Bột bả Mattit, Lớp sơn cũ đã hư hỏng. Bạn có thể dùng các bàn sủi để sủi sạch.

Bước 2: Tiến hành cắt mở rộng tất cả các vết nứt ở trên tường. Sau đó bạn vệ sinh sạch các vết nứt này và trám lại bằng keo Sika flexconstruction Ap.

Bước 3: Bạn sẽ tiến hành lăn các lớp sơn chống thấm tường ngoài trời. Các sản phẩm chống thấm tường ngoài trời bạn nên chọn các sản phẩm sơn gốc Acrylic, co giãn tốt, kháng tia UV, nên chọn màu trắng hoặc màu ghi sáng thì sẽ rất bền. Ngoài ra bạn cần thi công thật đúng định mức bạn làm quá mỏng thì lớp chống thấm của bạn sẽ không có nhiều tác dụng. Ví dụ như bạn sử dụng sản phẩm chống thấm tường bằng sika raintite thì bạn sẽ thi công 2 lớp theo hình chữ thập với định mức 0,7 kg/m2.

Xem thêm:

==> Cách chống thấm sàn mái

==> Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh mà không cần đục

Hình ảnh xử lý chống thấm tường nhà tại đà nẵng

Cách 2: Tường mới. Phương pháp này là # cách chống thấm cho tường nhà mới xây.

Bước 1: Để chống thấm tường nhà mới xây thì ngay từ lúc tô vữa các mặt tường bên ngoài bạn hãy trộn thêm phụ gia Sika Latex th vào trong vữa để chống thấm tường ngoài. Ngoài ra bạn phải kiểm tra cấp phối vữa tô của lớp vữa ngoài thật tốt.

Bước 2: Bạn sẽ tiến hành lăn các lớp sơn chống thấm tường ngoài trời. Các sản phẩm chống thấm tường ngoài trời bạn nên chọn các sản phẩm sơn gốc Acrylic, co giãn tốt, kháng tia UV, nên chọn màu trắng hoặc màu ghi sáng thì sẽ rất bền. Ngoài ra bạn cần thi công thật đúng định mức bạn làm quá mỏng thì lớp chống thấm của bạn sẽ không có nhiều tác dụng. Ví dụ như bạn sử dụng sản phẩm chống thấm tường bằng sika raintite thì bạn sẽ thi công 2 lớp theo hình chữ thập với định mức 0,7 kg/m2.

Hình ảnh chống thấm tường bằng sika

Xem thêm:

==>  6 cách chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất 2021

Cách 3: #chống thấm tường nhà liền kề, khe hở giữa hai nhà.

Để xử lý bạn cần hiểu rõ khe lún này làm việc như thế nào. Khe này sẽ lúc co lại lúc giãn ra theo nhiệt độ môi trường. và do 2 móng nhà khác nhau độ lún khác nhau nên khe hở này về lâu dài cũng sẽ bị lún theo chiều dọc tường. Phương án của SIKA là làm 1 cái khe co giãn nhân tạo ở vị trí này và đây cũng là phương án mà các nước châu âu sử dụng rất nhiều. Do giá thành của phương án này khá cao nên ở Việt Nam lại thường tè tôn. Tè tôn cũng là một phương án rất hiệu quả mà lại tiết kiệm. Nhưng tè tôn phải đúng cách thì mới hết thấm. Với #cách chống thấm nhà liền kề thì bạn sẽ có 2 trường hợp đó là # cách chống thấm nhà liền kề cho nhà đã đi vào sử dụng và # cách chống thấm tường nhà liền kề cho nhà đang xây dựng.

Trường hợp 1: Nhà đã đi vào sử dụng:

Đây là một cách làm rất dễ dàng và hiệu quả rất cao đầu tiên bạn sẽ cắt rãnh vào phía tường cao hơn. Sau đó bạn sẽ định vị tấm tôn vào rãnh này.

dùng máy mài cầm tay vệ sinh thật sạch, thật nhám bề mặt khe lún để keo dính bám chặt vào bề mặt tường và tôn. sau đó cắm tôn định vị vào rãnh. nếu khe hở của nhà bạn rất nhỏ thì bơm keo lấp kín khe hở nhà liền kề nhà giáp ranh. Loại keo các bạn có thể dễ dàng tìm mua ngoài thị trường chuyên dụng để chống thấm là keo Sika Flexconstruction AP.

Sau khi đã bơm keo bạn thực hiện trám keo thật kín bề mặt và quét 1 lớp màng chống thấm Polyurethane lộ thiên, dán 1 lớp lưới Poliester hoặc lưới thủy tinh để gia cường. Các bạn lưu ý không sử dụng chất chống thấm dạng nhựa đường (Bitum) để thi công cho phần khe hở này vì nhựa đường chịu nắng không tốt dễ bị chảy và lão hóa.

 Với giải pháp này thì khi có mưa nước sẽ chảy từ nhà tường cao qua nhà tường thấp nên không còn lượng nước chui vào khe hở giưa hai nhàBạn có thể xem chi tiết ở Video dưới đây.

Hình ảnh chống thấm khe hở giữa hai nhà

Trường hợp 2: Chống thấm tường nhà liền kề cho nhà đang xây dựng.

Nếu từ khi xây dựng khe hở giưa hai nhà đủ rộng để đặt máng thì bạn sẽ thiết kế để máng inox phù hợp để đặt vào khoảng hở giữa hai nhà. Bạn nên dùng máng Inox vì nếu bạn dùng máng tôn sau này tôn tét gỉ thì sẽ rất khó thay thế. Nếu khe hở nhỏ thì bạn có thể chống thấm tường khe hở này bằng cách cắm tôn vào tường trước khi tô vữa, hoặc đổ bê tông hay xây gạch kín khe hở này rồi sau đó bạn sẽ quét các lớp chống thấm đàn hồi ngoài trời vào. Vị trí tường tiếp giáp rất hay thấm nên bạn hãy đặc biệt lưu ý.

Cách 4: Chống thấm ngược cho tường trong nhà,  và # chống thấm chân tường

Đối với những tình huống này thì vệt thấm sẽ gần như là quanh năm. Nguyên nhân không phải do mưa mà do hơi ẩm dưới đất mao dẫn vào lớp gạch và vữa gây nên tình trạng ẩm mốc chân tường. Với trường hợp này bạn sẽ phải đục tẩy bỏ lớp vữa tô tường đã bị hỏng thay thế bằng lớp vữa tô chuyên dụng, có thể kết hợp thêm bơm keo vào trong phần chân tường. Đây là 2 vị trí tường rất hay thấm. Có 2 nguyên nhân gây nên sự cố thấm ngược tường và thấm chân tường. Nguyên nhân thứ nhất đó là do ngấm từ phía ngoài vào. Nguyên nhân thứ 2 đó là ngấm theo cơ chế mao dẫn thẩm thấu từ dưới đất mao dẫn lên.

Video hướng dẫn chống thấm ngược tường từ kênh youtube chống thấm Hưng Thịnh

Để chống thấm ngược cho tường từ phía trong và để chống thấm chân tường thì các bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Đục hết lớp vữa tường bị thấm và đã hư hỏng ở trong nhà.

Bước 2: Tiến hành khoan lỗ và bơm keo chống thấm thẩm thấu vào các chân tường. Và các bạn lưu ý là không khoan lỗ vào gạch mà các bạn sẽ khoan lỗ vào các vị trí mạch xây gạch và rót keo vào các lỗ bơm keo đã khoan vào tường qua các ống xi lanh.

Bước 3: Tiến hành tháo xi lanh, tô lên tường một lớp vữa chống thấm. Lớp vữa này bạn có thể dùng xi măng+ cát+ sika latex th trộn với nhau.

Bước 4: Lăn thêm 1 lớp màng chống thấm tường, các bạn sử dụng màng chống thấm 2 thành phần là tốt nhất VD như Sika 107 chẳng hạn.

Bước 5 Thi công các lớp hoàn thiện lên lớp màng chống thấm tường.

Chống thấm ngược tường từ bên trong yêu cầu tay nghê mà chuyên môn cao vì vậy bạn nên cần 1 đơn vị chống thấm chuyên nghiệp có uy tín để thực hiện phần này.

Hình ảnh chống thấm tường từ trong nhà

Hình ảnh chống thấm ngược tường nhà

5  # Cách chống thấm tường ngoài bằng Sika 107.  Hoặc sản phẩm màng chống thấm 2 thành phần.

Với cách làm này thì bạn sẽ phải tô tường 2 lần. Lần 1 các bạn sẽ tô 1 lớp vữa mỏng lên tường gạch. Sau đó các bạn sẽ tiến hành quét màng chống thấm 2 thành phần cho tường ngoài. Bạn có thể dùng sản phẩm Sika 107 hoặc dễ làm hơn thì có sika 109 hoặc mapei k11…

Các bước làm như sau:

Bước 1. Đầu tiên bạn làm ẩm bề mặt vữa. Bạn lưu ý là làm ẩm chứ không được để nước đọng lên trên sàn. Vì nếu nước đọng thì phần nhựa trong thành phần chống thấm sẽ bị nổi lên.

Bước 2. Tiến hành trộn vật liệu. Bạn cho thành phần bột sika 107 vào nước theo thỉ lệ A: B= 1:4 sau đó dùng máy trộn trộn đều vật liệu. Thời gian trộn từ 3-5 Phút là vật liệu sẽ đều. Và bạn dùng sản phẩm màng chống thấm 2 thành phần khác thì bạn sẽ trộn tỉ lệ theo sản phẩm đó.

Bước 3. Bạn tiến hành lăn lớp màng chống thấm Sika 107 lên trên bề mặt tường ngoài thành 2 lớp với định mức 1 Kg/lớp. Lớp 2 thi công khi lớp 1 đã khô bề mặt. Lớp 2 bạn sẽ thi công vuông góc với lớp thứ nhất (Thi công theo hình chữ thập)

Bước 4: Tô tiếp lớp vữa thứ 2 có tác dụng bảo vệ lên lớp vữa thứ nhất.

Giá chính xác cụ thể của việc thi công chống thấm tường tại đà nẵng, chống thấm chân tường tại Đà Nẵng, Chống thấm nhà liền kề tại Đà Nẵng phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Hiện trạng của công trình chẳng hạn như công trình mới hay công trình cũ, tình trạng thấm dột như thế nào.

+ Vật liệu di chuyển đến chân công trình có thuận lợi không.

+ Với mỗi loại vật liệu khác nhau lại có mức giá khác nhau, Yếu tố này kỹ thuật của Chống thấm Hưng Thịnh sẽ tư vấn cụ thể tại cuộc gặp với khách hàng.

 Để biết báo giá chính xác cũng như tư vấn giải pháp khảo sát miễn phí các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Hotline của chống thấm Hưng Thịnh tại đà Nẵng : 098.777.4268 – 0769.18.6886

 Tất cả các vật liệu chống thấm mà chống thấm Hưng Thịnh sử dụng và nghiên cứu phát triển đều là vật liệu Sika chính hãng (Hãng vật liệu chống thấm uy tín và lớn nhất thế giới). Khi đưa vào sử dụng tại công trình dù là công trình lớn hay nhỏ khách hàng của chúng tôi sẽ được bàn giao đầy đủ giấy tờ xuất xứ nguồn gốc, COCQ  của SIKA VIỆT NAM.

 Giá trọn gói của dịch vụ chống thấm dành cho chống thấm tường, Chống thấm chân tường, Chống thấm nhà liền kề mà Chống thấm Hưng Thịnh thi công sẽ giao động trong khoảng 130.000 VNĐ đến 330.000 VNĐ.

Ghi chú:

- Tất cả các hạng mục chống thấm Hưng Thịnh thi công đều được bảo hành 2 năm, Bảo trì 10 năm. Khách hàng sẽ được khảo sát, tư vấn nhận báo giá cụ thể sau khi khảo sát  thực tế (Miễn phí)

 - Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10%, giá áp dụng tại khu vực Đà Nẵng, Huế, Hội An.

 - Đối với các tỉnh + chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển sẽ được hỗ trợ 1 phần

 - Các vật liệu chống thấm cam kết chính hãng có đầy đủ chứng từ đi kèm.

Nếu bạn đang cần tư vấn miễn phí và chia sẻ kiến thức về chống thấm nhà vệ sinh tại Đà Nẵng hãy liên hệ với chúng tôi.

Công ty TNHH TM&DV Chống thấm Hưng Thịnh.

- VP Giao dịch: 18 Nhơn Hoà 20, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

- VP Chăm sóc khách hàng : 342 Hoàng Văn Thái, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

- Trụ sở chính : Tầng 2 toà nhà SAVICO, 66 Võ Văn Tần, Thanh Khê, Đà Nẵng.

📲 Viettel : 098.777.4268

📲Mobifone : 0769.18.6886

Website: Chongthamhungthinhdanang.com

Kênh Youtube: Chống thấm Hưng Thịnh

Fanpage Facebook: Chống thấm Hưng Thịnh

Các dịch vụ khác