6 CÁCH CHỐNG THẤM SÀN MÁI TỐT NHẤT HIỆN NAY 2021

Ngày Đăng : 22/08/2021

6 CÁCH CHỐNG THẤM SÀN MÁI SÂN THƯỢNG TỐT NHẤT 2021

Nhiều con số thống kê đã chỉ ra rằng có tới 95% sân thượng, sàn mái đều gặp các sự cố liên quan đến thấm dột. Phần lớn là do chất lượng thi công chống thấm sân thượng của công trình. Bên cạnh đó cũng có một số nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết, của nền móng Tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là từ kỹ thuật thi công chống thấm sân thượng ngay từ lúc xây dựng đã không thật sự chuẩn xác. Với bài viết 6 cách chống thấm sàn mái, sân thượng hiệu quả sẽ giúp bạn đọc chống thấm sân thương, chống thấm sàn mái triệt để ngay từ lúc xây dựng.

Hình ảnh sàn mái bị thấm do nứt

6 cách chống thấm sàn mái tốt nhất 2021 

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 và sự hội nhập không ngừng của đất nước ta, thì các kỹ thuật chống thấm được các đơn vị không ngừng cập nhật và triển khai thi công ngay từ lúc xây dựng, để tránh gặp phải những rủi ro liên quan đến chống thấm sau này. Tuy nhiên nhiều trường hợp vẫn xảy ra các sự cố thấm dột đặc biệt là các khu vực sàn mái, sân thương, ban công, sê nô rồi lan sang các khu vực khác. Vậy nguyên nhân thấm sàn mái bắt đầu từ đâu.

Hình ảnh mặt cắt ngang chống thấm sàn mái

Các dấu hiệu sàn mái bị thấm, bạn cần nắm được các dấu hiệu này để đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả

+ Xuất hiện các vết nứt trên sàn mái, các vết nứt chân chim và nứt kết cấu.

+ Các chân tường sàn mái có dấu hiệu ẩm mốc, Các mảng sơn bị bong

+ Dưới mặt sàn bê tông có thạch nhũ đá vôi màu trắng

+ có nước chảy dưới sàn bê tông khi có mưa

+ Các vết loang lổ ở dưới sàn mái bê tông.

Hình ảnh một vết nứt sàn mái đang thấm

Nguyên nhân làm cho sàn mái bị thấm và xuống cấp nhanh chóng

1- Do co ngót bê tông và sự thay đổi thất thường của thời tiết Việt Nam. Khi thay đổi thời tiết đột ngột thì bê tông sàn mái sẽ co giãn và dễ xảy ra các vết nứt.

2- Do kết cấu xây dựng bị xuống cấp. Ví dụ như cốt liệu bê tông sàn mái không đúng thiết kế, Trong quá trình xây dựng nhiều vật liệu bị bớt xén làm cho kết cấu không được chắc chắn.

3- Do lớp màng chống thấm. Lớp màng chống thấm cho sàn mái sân thượng có thể vì 1 lý do nào đó không đáng có mà gặp sự cố ví dụ như lớp chống thấm quá mỏng, Lớp chống thấm bị lão hóa, thiết kế lớp chống thấm không đúng ngay từ đầu.

4- Do ngôi nhà đã sử dụng quá lâu và trong quá trình sử dụng không duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Hình ảnh hậu quả của sự cố thấm sàn mái

Những hiểm họa và tác hại khi sàn mái bị thấm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày.

1. Đầu tiên đó là ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là những người gặp vấn đè liên quan đến hô hấp. sống trong một ngôi nhà sàn mái bị thấm, sân thượng bị thấm thì không khí môi trường trong nhà sẽ không được trong lành và tinh thần cũng luôn trong trạng thái lo âu vì sống trong một ngôi nhà thấm dột

2. Khi sàn mái bị thấm thì nước sẽ ngấm qua bê tông xâm nhập vào phần thép bên trong bê tông làm cho  kết cấu thép bị hoen gỉ, ăn mòn, làm cho sàn mái xuống cấp.

3. Ngôi nhà phải thật sự là nơi bạn muốn về. Một khi sàn mái của bạn bị thấm thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của bạn. Ví dụ như khi có mưa thì bạn lại phải đi hứng nước do nước ngấm từ sàn mái xuống.

4. Giá trị của ngôi nhà sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu ngôi nhà của bạn bị thấm dột

5. Đó là tính thẩm mỹ của kiến trúc ngôi nhà bị phá hoại. Bạn sẽ phải sống trong những bức tường thấm mốc quanh năm và nếu không chống thấm thì ngôi nhà của bạn sẽ ngày càng bị thấm nặng.

Hình ảnh sàn mái bị thấm 

Giải pháp chống thấm sàn mái tốt nhất hiện nay, Quy trình chống thấm sân thượng tốt nhất 2021

Xin mời bạn đọc tham khảo 6 giải pháp chống thấm sàn mái ở dưới đây. Về cơ bản thì các giải pháp chống thấm sàn mái này là 1 cách tuy nhiên khác nhau ở cách sử dụng vật liệu để chống thấm sàn mái. Để chống thấm sàn mái hay sân thượng thật tốt các bạn hãy luôn thực hiện tốt 2 bước quan trọng đó là giải pháp tốt và vật liệu tốt rõ nguồn gốc.

- Khi các bạn xử lý chống thấm sàn mái thì bước đầu tiên luôn là xử lý mặt bằng.

Bạn hãy xử lý mặt bằng thật tốt tại vì mặt bằng nó giống như nền móng của lớp chống thấm. Các bạn xử lý mặt bằng tốt thì lớp màng chống thấm sẽ dễ dàng bám dính vào sàn bê tông. Còn nếu các bạn xử lý mặt bằng không kỹ thì lớp màng chống thấm nó sẽ rất dễ bị bong ra sau này. Các bước xử lý mặt bằng sàn mái trước khi thi công lớp chống thấm:

Bước 1: Lớp chống thấm sẽ thi công lên bề mặt bê tông nên bạn cần loại bỏ hết các lớp vữa yếu, tạp chất trên bề mặt bê tông. Ở bước này bạn có thể sẽ phải sử dụng đến máy đục bê tông và máy mài bê tông.

Bước 2: Tiến hành rửa sạch sàn, Đục mở rộng các cổ ống, xử lý các vết nứt các bạn có thể xem chi tiết cách xử lý chống thấm cổ ống và xử lý vết nứt sàn ở đường link bên dưới.

Bấm xem thêm:

==> Cách chống thấm cổ ống

==> Cách xử lý vết nứt

Bước 3: Tiến hành rửa sàn mái bằng máy phun nước áp lực cao.

Giải pháp 1: Chống thấm sàn mái bằng sika 107, chống thấm sân thượng bằng màng chống thấm 2 thành phần.

Bước 1. Đầu tiên bạn làm ẩm bề mặt bê tông sân thượng. Bạn lưu ý là làm ẩm chứ không được để nước đọng lên trên sàn. Vì nếu nước đọng thì phần nhựa trong thành phần chống thấm sẽ bị nổi lên.

Bước 2. Tiến hành trộn vật liệu. Bạn cho thành phần bột sika 107 vào nước theo thỉ lệ A: B= 1:4 sau đó dùng máy trộn trộn đều vật liệu. Thời gian trộn từ 3-5 Phút là vật liệu sẽ đều. Và bạn dùng sản phẩm màng chống thấm 2 thành phần khác thì bạn sẽ trộn tỉ lệ theo sản phẩm đó.

Bước 3. Bạn tiến hành quét lớp màng chống thấm Sika 107 lên trên sàn mái thành 2 lớp với định mức 2 Kg/lớp. Lớp 2 thi công khi lớp 1 đã khô bề mặt. Lớp 2 bạn sẽ thi công vuông góc với lớp thứ nhất (Thi công theo hình chữ thập)

Bước 4: Ngâm thử nước 3 ngày trước khi thi công các lớp bên trên

Hình ảnh chống thấm sàn mái bằng sika 107

Giải pháp 2: Chống thấm sàn mái bằng màng chống thấm Polyurethane, Chống thấm sân thượng bằng Polyurethane.

Polyurethane được hình thành nhờ phản ứng polymer hóa giữa các monomer chứa nhóm isocyanate và chứa gốc rượu polyol

Các hợp chất polyurethane rất đa dạng hiện nay có 2 loại phổ biến trên thị trường đó là loại 2 thành phần và loại 1 thành phần.

Sơn polyurethane có độ đàn hồi cao, bám dính tốt, bền vững dưới tác độngcủa điều kiện thời tiết đặc biệt là thời tiết nắng nóng như ở nước ta  và  các tác nhân ăn mòn nhẹ. Được sử dụng rộng rãi để chống thấm các khu vực như sàn mái, sân thượng, ban công, sê nô…

Hình ảnh chống thấm sàn mái bằng polyurethane

Quy trình chống thấm sàn mái bằng sơn Polyurethane.

Bước 1: Xử lý bề mặt sàn mái. Bạn sẽ xử lý bề mặt sàn mái như đã nói ở phần trên.

Bước 2: Thi công Lớp Primer (Lớp lót). Bạn thi chông chống thấm sàn mái đến đâu thì bạn sẽ lăn lớp Primer đến đó. Thông thường với các sản phẩm Polyurethane 2 thành phần thì lớp Primer sẽ là 1 thùng riêng còn với các sản phẩm Polyurethane 1 thành phần thì lớp Primer là chính nó pha với nước. Ví dụ như nếu bạn dùng Sika lastic 590 để chống thấm sàn mái, sân thượng thì bạn cần trộn Sika 590 với 10% nước để tạo thành lớp Primer.

Tác dụng của lớp Primer là tăng cường độ bám dính của sản phẩm chống thấm vào sàn mái bê tông. Lớp này thì bạn thi công mỏng. định mức khoảng 0,2-0,3 Kg/m2.

Bước 3: Sau khi lớp Primer trên bề mặt đã khô thì các bạn sẽ tiến hành trộn hóa chất chống thấm sàn Polyurethane. Sản phẩm này nếu là 2 thành phần bạn phải dùng máy trộn tốc độ cao để trộn kỹ (3-5 Phút). Nếu trộn không kỹ tính đàn hồi sẽ giảm đi, khả năng đông kết cũng sẽ không đồng đều.

Hình ảnh bề mặt sàn mái sau khi thi công xong lớp primer

Bước 4: Sau khi pha trộn vật liệu bạn sẽ tiến hành đổ polyurethane ra sàn và dùng bàn cào rang cưa cào đều. Sau đó các bạn sẽ tiến hành ngâm nước và thi công các lớp bên trên.

Chi tiết thi công chống thấm sàn mái bằng sản phẩm polyurethane xin mời các bạn

Bấm xem ==> Chống thấm sàn mái bằng Polyurethane

Giải pháp 3: Chống thấm sàn mái bằng màng chống thấm dạng tấm dán (Sika bit w15) .

Đối với sản phẩm này các bạn cũng tiến hành xử lý mặt bằng như ở trên. Thay vì khò nóng để liên kết tấm màng chống thấm với sàn mái thì màng chống thấm sika bit w15 liên kết với sàn bằng keo sika bit 1. Nên các tấm sika bit w15 bám dính với sàn mái rất vượt trội. Giải pháp này thích hợp với những khu vực sàn vuông vắn và tay nghề thi công phải cao. Vì nếu thi công không chuyên thì sẽ rất dễ bị hở ở các vị trí góc và mối nối. Nhược điểm lớn nhất của các sản phẩm màng chống thấm sàn mái dạng này đó là bề mặt hoàn thiện lớp màng chống thấm sàn sẽ có nhiều mối nối.

Hình ảnh chống thấm sàn mái bằng màng chống thấm sika bit w15

Bước 1: Bạn tiến hành dán các tấm màng chống thấm ở vị trí chân tường, giếng trời, các vị trí góc…

Bước 2: Bạn dán màng chống thấm ra toàn bộ bề mặt sàn.

Bước 3: Tiến hành ngâm thử nước và thi công các lớp bên trên.

Hình ảnh chống thấm sàn mái bằng màng chống thấm sika bit w15
Giải pháp 4: Sử dụng keo chống thấm sàn mái.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại keo để bạn sử dụng chống thấm sân thượng Và trong phạm vi bài viết này Chống thấm Hưng Thịnh giới thiệu vỡi các bạn sản phẩm keo chống thấm sàn mái sân thượng mà bạn có thể chống thấm được cả trên bề mặt gạch đó chính là keo Polyurea.

polyurea là dòng vật liệu siêu bền được hình thành nhờ phản ứng polymer hóa giữa các monomer chứa gốc isocyanate và amin.

Polyurea  thường được cung cấp dưới dạng 2 thành phần thi công theo hệ phun và hiện nay cũng có 1 số loại polyurea nhập khẩu thi công nguội được. Polyurea thi công theo hệ phun đông kết rất nhanh, thời gian trộn ngắn nên chúng được trộn với nhay theo cơ chế va đập các phân tử tại đầu vòi phun dưới áp suất cao từ 15 MPA đến 25 MPA.

Nhờ vào tốc độ phản ứng nhanh nên màng polyurea có thể đưa vào sử dụng ngay sau khi thi công

Màng sơn Polyurea có khả năng bám dính, độ đàn hồi, khả năng chịu va đập, mài mòn cao nó vượt trội hoàn toàn so với polyurethane, polyurea có thể được sử dụng để chống thấm gần như tất cả các hạng mục như sàn mái, sân thượng, bể bơi, bể cá, vách hầm…

Dù tính chất rất vượt trội Tuy nhiên trong thực tế ít nơi sử dụng polyurea bởi vì giá thành cao, hệ thống máy móc phức tạp chẳng hạn như riêng khối lượng hóa chất để rửa máy sau mỗi lần máy hoạt động đã phải vào khoảng mấy chục lít, hoặc thiếu hiểu biết sử dụng máy mà xảy ra sự cố thì toàn bộ hệ thống đường ốn, dây dẫn trong máy có thể sẽ bị chết cứng vật liệu và hỏng hết…cho nên để thi công polyurea cũng cần phải có 1 đơn vị chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm.

Hình ảnh chống thấm sàn mái bằng màng polyurea

Ưu điểm của chống thấm sàn mái, sân thượng bằng Polyurea

+ Với nhà cũ thì bạn k cần phải đục sàn vì sản phẩm này bám dính vào sàn rất tốt.

+ Thời gian thi công nhanh gọn

Quy trình công nghệ chống thấm sàn mái bằng polyurea

Bước 1: Xử lý mặt bằng

Mặt bằng cần đảm bảo đặc chắc, không chứa tạp chất, trước khi thi công lớp chống thấm thì cần chống thấm các đầu cổ ống.

Bước 2: Thi công lớp sơn chống thấm sàn mái

Trước tiên sẽ lăn 1 lớp Primer (Lớp lót) lên bề mặt sàn mái cần chống thấm.

Sau đó tiến hành quét hoặc phun lớp màng chống thấm polyurea. Lưu ý là vật liệu này cần phải thao tác nhanh vì tốc độ đông kết rất nhanh.

Hình ảnh chống thấm sàn mái bằng màng Polyurea thi công nguội

Giải pháp 5: Chống thấm sàn mái bằng nhựa đường. Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường.

Nhựa đường (Bitum) được sử dụng trong chống thấm ở dạng nguyên bản hoặc biến tính trong các sản phẩm sơn bitum cao su hoặc sơn nhũ tương bitum polymer. Nhựa đường ở dạng nguyên bản thì khả năng chống thấm rất tốt. Tuy nhiên để thi công chống thấm sàn mái hay sân thượng bằng nhựa đường cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề an toàn lao động.

Quy trình thi công chống thấm sàn mái bằng nhựa đường, chống thấm sân thượng bằng nhựa đường.

Bước 1: Tiến hành xử lý bề mặt. Các bạn sẽ tiến hành xử lý bề mặt bê tông như đã nói ở trên.

Bước 2: Tiến hành đun sôi nhựa đường và đổ đều lên bề mặt sàn cần chống thấm, Dùng bàn gạt để san đều nhựa đường lên sàn bê tông.

Hình ảnh chống thấm sàn mái bằng nhựa đường

Giải pháp 6: Chống thấm sàn mái bằng bơm keo (Chống thấm ngược)

Cách này thì bạn chỉ áp dụng ở những sàn mái thấm do nứt sàn bê tông.

Giải pháp này cần những người thợ có chuyên môn và kinh nghiệm cao. Các loại keo thông dụng ngoài thị trường là các loại keo polyurethane trương nở như UF 3000, 668, 669.

Ưu điểm của chống thấm bằng bơm keo

+ Không cần phải đục sàn ra, sạch gọn và nhanh chóng

Quy trình thi công bơm keo chống thấm

Bước 1: Xác định các vị trí đang bị rò rỉ nước và tiến hành khoan lỗ cắm kim để bắn keo. Các lỗ kim cách nhau khoảng 10 Cm.

Bước 2: Tiến hành đập kim bơm và trám vá hoàn thiện bề mặt. Nên gia cường thêm 1 lớp keo nữa ở đường nứt sau khi trám keo.

Hình ảnh chống thấm sàn mái bằng bơm keo ngược

Như vậy với 6 cách chống thấm sàn mái hiệu quả này chắc bạn đã có cái nhìn khách quan hơn với chống thấm sàn mái. Để có một sản phẩm chống thấm sàn mái, sân thượng tốt bạn cần:

- Nắm rõ tính cất các loại sản phẩm vật liệu chống thấm sân thượng. Mỗi loại sẽ có 1 thế mạnh.

- Các vị trí sàn mái cần đặc biệt chú trọng công tác chống thấm và tiêu chuẩn chống thấm sân thượng cũng phải tuân thủ đúng quy trình trước khi thực hiện chống thấm bạn cần nắm được:

- Kiểm tra các sản phẩm chống thấm bạn đang có dự định sử dụng có thật sự tốt không.

- Kiểm tra nguồn gốc vật liệu, hạn sử dụng, các giấy tờ COCQ đi kèm.

- Để an toàn cần 1 đơn vị chuyên nghiệp thực hiện phần chống thấm sàn mái.

BẢNG BÁO GIÁ CHỐNG THẤM SÀN MÁI 2021

Chống thấm Hưng Thịnh xin gửi tới bạn đọc bảng báo giá chống thấm cho hạng mục sàn mái năm 2021 để các bạn tiện tham khảo về giá chống thấm hiện nay trên thị trường

TT

Danh mục

ĐVT

KL

Khoảng giá

1

Màng chống thấm gốc xi măng

m2

1

200.000- 250.000

2

Màng chống thấm gốc PU- ACRYLIC co giãn,kháng nứt, chịu được tia UV

m2

1

350.000- 450.000

3

Màng chống thấm dạng tấm rải: HDPE, SIKA PLAN WP1120- 15HL, khò nóng, dán nguội.

m2

1

320.000- 500.000

4

Màng chống thấm POLYUREA ( Thi công phun trên 200m2)

m2

1

800.000- 900.000

Ghi chú:

- Tất cả các hạng mục chống thấm Hưng Thịnh thi công đều được bảo hành 5 năm, Bảo trì 10 năm. Khách hàng sẽ được khảo sát, tư vấn nhận báo giá cụ thể sau khi khảo sát  thực tế (Miễn phí)

 - Đơn giá trên chưa bao gồm thuế VAT 10%, giá áp dụng tại khu vực Đà Nẵng, Huế, Hội An.

 - Đối với các tỉnh + chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển sẽ được hỗ trợ 1 phần

 - Các vật liệu chống thấm cam kết chính hãng có đầy đủ chứng từ đi kèm.

Nếu bạn đang cần tư vấn miễn phí và chia sẻ kiến thức về chống thấm nhà vệ sinh tại Đà Nẵng vui lòng gọi đến Hotline 098.777.4268 – 0769.18.6886 

để được giải đáp mọi câu hỏi một cách chân thành nhất !

🔔 Cảm ơn sự tin tưởng của Quý Khách hàng đã dành cho Chống thấm Hưng Thịnh và đừng ngại liên hệ với chúng tôi để giải quyết mọi vấn đề về thấm dột.

✨ Công ty TNHH TM&DV Chống thấm Hưng Thịnh.

👉 VP Giao dịch: 18 Nhơn Hoà 20, Cẩm Lệ, Đà Nẵng.

👉 VP Chăm sóc khách hàng : 342 Hoàng Văn Thái, Liên Chiểu, Đà Nẵng.

👉 Trụ sở chính : Tầng 2 toà nhà SAVICO, 66 Võ Văn Tần, Thanh Khê, Đà Nẵng.

📲 Viettel : 098.777.4268

📲Mobifone : 0769.18.6886

Website: https://chongthamhungthinhdanang.com/

Kênh youtube: Chống thấm Hưng Thịnh

Fanpage: Chống thấm hưng thịnh

 

 

 

 

Các tin tức khác