TỔNG HỢP NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM TƯỜNG HIỆU QUẢ

Ngày Đăng : 01/10/2022

TỔNG HỢP NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM TƯỜNG HIỆU QUẢ

Sẽ không khó để chúng ta bắt gặp một mảng tường thấm mốc. Nó đã thành một trong những vẫn đề rất nhức nhối trong xây dựng. Chống thấm tường như thế nào cho tốt sẽ là nội dung chính trong bài viết lần này của Chống thấm Hưng Thịnh.

Tường là là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của thời tiết và tự nhiên như mưa, gió, nắng nóng…Chính vì vậy việc chống thấm tường luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu khi xây dựng nhà mới.

Hình ảnh mặt cắt ngang chống thấm tường ngoài

Các dấu hiệu khi bạn cần phải chống thấm tường

+ Tường bị nứt, bị ẩm ướt.

+ Tường bị ẩm mốc và khi thời tiết có mưa tường lại ẩm ướt, trời nắng thì lại khô ráo.

+ Mặt tường có thạch nhũ đá vôi màu trắng.

Hình ảnh thấm tường trong nhà

Hình ảnh tường ngoài bị nứt và bong tróc nhiều gây thấm

Nguyên nhân tường nhà bị thấm nước nặng nề

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho tường của bạn bị thấm có thể kể đến một số nguyên nhân gây thấm tường cơ bản như:

1. Do cấp phối của lớp vữa tô bên ngoài quá yếu. Thời tiết thay đổi thời tiết đột ngột thường xuyên thì lớp vữa này sẽ rất dễ co ngót rồi tạo thành các vết nứt chân chim để nước mưa ngấm vào tường.

2. Do kết cấu xây dựng bị xuống cấp. Ví dụ như cốt liệu vữa tô không đúng thiết kế, trong quá trình xây dựng nhiều vật liệu bị bớt xén trộn nhiều tạp chất làm cho kết cấu không được chắc chắn.

3. Do lớp màng chống thấm. Lớp màng chống thấm tường ngoài có thể vì 1 lý do nào đó không đáng có mà gặp sự cố ví dụ như lớp chống thấm quá mỏng, lớp chống thấm bị lão hóa, thiết kế lớp chống thấm không đúng, không phù hợp ngay từ đầu.

4. Do ngôi nhà đã sử dụng quá lâu và trong quá trình sử dụng không duy tu bảo dưỡng thường xuyên.

Hình ảnh tường bị thấm do nước ngấm qua các khung cửa

Hậu quả của việc tường bị thấm nếu bạn không xử lý chống thấm tường ngay

Khi gặp các vấn đề liên quan đến tường thấm bạn cần phải xử lý chống thấm tường ngay để tránh các vệt thấm tường để lại nhiều hậu quả cũng như để xử lý các sự cố này trước khi mùa mưa đến. Tại vì khi mùa mưa đến thì bạn sẽ không thể chống thấm tường ngoài được.

1. Hậu quả đầu tiên đó là ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt là những người gặp vấn đè liên quan đến hô hấp. sống trong một ngôi nhà tường nhà bị thấm thì không khí môi trường trong nhà sẽ không được trong lành và tinh thần cũng luôn trong trạng thái lo âu vì sống trong một ngôi nhà thấm dột.

2. Khi tường bị thấm thì nước sẽ thấm liên tục qua lớp vữa tô phía ngoài, lớp gạch và lớp vữa hoàn thiện trong nhà. Quá trình thấm liên tục này sẽ làm cho kết cấu của bức tường bị yếu đi rất nhiều. Nhiều trường hợp lớp vữa bị thấm đến mục nát thì công tác sửa chữa sẽ càng nặng nề.

3. Ngôi nhà phải thật sự là nơi bạn muốn về. Một khi phần tường nhà của bạn bị thấm thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của bạn. Ví dụ như khi có mưa thì bạn lại phải đi hứng nước do nước ngấm vào tường.

4. Giá trị của ngôi nhà sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu ngôi nhà của bạn bị thấm tường.

5. Đó là tính thẩm mỹ của kiến trúc ngôi nhà bị phá hoại. Bạn sẽ phải sống trong những bức tường thấm mốc quanh năm và nếu không chống thấm thì ngôi nhà của bạn sẽ ngày càng bị thấm nặng.

6. Đó là an toàn điện. Các dây diện đi trong tường là rất nhiều nên nếu các dây điện ổ cắm bị ẩm do thấm tường thì nguy cơ cháy nổ mất an toàn điện sẽ rất cao. Và các thiết bị điện tử trong nhà bạn cũng sẽ nhanh hỏng khi ngôi nhà của bạn quá ẩm mốc.

Hình ảnh hậu quả sự cố thấm tường

Hình ảnh hậu quả sự cố thấm tường

Tổng hợp những phương pháp chống thấm tường hiệu quả

1. Chống thấm tường nhà cũ, nhà đã đi vào sử dụng.

Bước 1: Tiến hành vệ sinh loại bỏ hết các tạp chất trên tường như Bột bả Mattit, Lớp sơn cũ đã hư hỏng. Bạn có thể dùng các bàn sủi để sủi sạch.

Bước 2: Tiến hành cắt mở rộng tất cả các vết nứt ở trên tường. Sau đó bạn vệ sinh sạch các vết nứt này và trám lại bằng keo Sika flexconstruction Ap.

Bước 3: Bạn sẽ tiến hành lăn các lớp sơn chống thấm tường ngoài trời. Các sản phẩm chống thấm tường ngoài trời bạn nên chọn các sản phẩm sơn gốc Acrylic, co giãn tốt, kháng tia UV, nên chọn màu trắng hoặc màu ghi sáng thì sẽ rất bền. Ngoài ra bạn cần thi công thật đúng định mức bạn làm quá mỏng thì lớp chống thấm của bạn sẽ không có nhiều tác dụng. Ví dụ như bạn sử dụng sản phẩm chống thấm tường bằng sika raintite thì bạn sẽ thi công 2 lớp theo hình chữ thập với định mức 0,7 kg/m2.

Xem thêm:

> Cách chống thấm sàn mái

> Cách xử lý chống thấm nhà vệ sinh mà không cần đục

Hình ảnh chống thấm tường ngoài

2. Chống thấm cho tường nhà mới xây.

Bước 1: Để chống thấm tường nhà mới xây thì ngay từ lúc tô vữa các mặt tường bên ngoài bạn hãy trộn thêm phụ gia Sika Latex th vào trong vữa để chống thấm tường ngoài. Ngoài ra bạn phải kiểm tra cấp phối vữa tô của lớp vữa ngoài thật tốt.

Bước 2: Bạn sẽ tiến hành lăn các lớp sơn chống thấm tường ngoài trời. Các sản phẩm chống thấm tường ngoài trời bạn nên chọn các sản phẩm sơn gốc Acrylic, co giãn tốt, kháng tia UV, nên chọn màu trắng hoặc màu ghi sáng thì sẽ rất bền. Ngoài ra bạn cần thi công thật đúng định mức bạn làm quá mỏng thì lớp chống thấm của bạn sẽ không có nhiều tác dụng. Ví dụ như bạn sử dụng sản phẩm chống thấm tường bằng sika raintite thì bạn sẽ thi công 2 lớp theo hình chữ thập với định mức 0,7 kg/m².

Hình ảnh chống thấm tường ngoài trời

3. Chống thấm tường nhà liền kề, khe hở giữa hai nhà.

Với cách chống thấm nhà liền kề thì bạn sẽ có 2 trường hợp đó là cách chống thấm nhà liền kề cho nhà đã đi vào sử dụng và cách chống thấm tường nhà liền kề cho nhà đang xây dựng.

- Trường hợp 1: Nhà đã đi vào sử dụng.

Đây là một cách làm rất dễ dàng và hiệu quả rất cao đầu tiên bạn sẽ cắt rãnh vào phía tường cao hơn. Sau đó bạn sẽ định vị tấm tôn vào rãnh này.

Hình ảnh các vật liệu sử dụng chống thấm khe hở giữa hai nhà

Dùng máy mài cầm tay vệ sinh thật sạch, thật nhám bề mặt khe lún để keo dính bám chặt vào bề mặt tường và tôn, sau đó cắm tôn định vị vào rãnh. Nếu khe hở của nhà bạn rất nhỏ thì bơm keo lấp kín khe hở nhà liền kề nhà giáp ranh. Loại keo các bạn có thể dễ dàng tìm mua ngoài thị trường chuyên dụng để chống thấm là keo Sika Flexconstruction AP.

Sau khi đã bơm keo bạn thực hiện trám keo thật kín bề mặt và quét 1 lớp màng chống thấm Polyurethane lộ thiên, dán 1 lớp lưới Poliester hoặc lưới thủy tinh để gia cường. Các bạn lưu ý không sử dụng chất chống thấm dạng nhựa đường (Bitum) để thi công cho phần khe hở này vì nhựa đường chịu nắng không tốt dễ bị chảy và lão hóa.

Hình ảnh chống thấm khe hở nhà liền kề

 Với giải pháp này thì khi có mưa nước sẽ chảy từ nhà tường cao qua nhà tường thấp nên không còn lượng nước chui vào khe hở giữa hai nhà. Bạn có thể xem chi tiết ở video dưới đây:

- Trường hợp 2: Chống thấm tường nhà liền kề cho nhà đang xây dựng.

Nếu từ khi xây dựng khe hở giữa hai nhà đủ rộng để đặt máng thì bạn sẽ thiết kế để máng Inox phù hợp để đặt vào khoảng hở giữa hai nhà. Bạn nên dùng máng Inox vì nếu bạn dùng máng tôn sau này tôn tét gỉ thì sẽ rất khó thay thế. Nếu khe hở nhỏ thì bạn có thể chống thấm tường khe hở này bằng cách cắm tôn vào tường trước khi tô vữa, hoặc đổ bê tông hay xây gạch kín khe hở này rồi sau đó bạn sẽ quét các lớp chống thấm đàn hồi ngoài trời vào. Vị trí tường tiếp giáp rất hay thấm nên bạn hãy đặc biệt lưu ý.

4. Chống thấm ngược cho tường trong nhà và chống thấm chân tường.

Đây là 2 vị trí tường rất hay thấm. Có 2 nguyên nhân gây nên sự cố thấm ngược tường và thấm chân tường. Nguyên nhân thứ nhất đó là do ngấm từ phía ngoài vào. Nguyên nhân thứ 2 đó là ngấm theo cơ chế mao dẫn thẩm thấu từ dưới đất mao dẫn lên.

Để chống thấm ngược cho tường từ phía trong và để chống thấm chân tường thì các bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Đục hết lớp vữa tường bị thấm và đã hư hỏng ở trong nhà.

Bước 2: Tiến hành khoan lỗ và bơm keo chống thấm thẩm thấu vào các chân tường. Và các bạn lưu ý là không khoan lỗ vào gạch mà các bạn sẽ khoan lỗ vào các vị trí mạch xây gạch và rót keo vào các lỗ bơm keo đã khoan vào tường qua các ống xi lanh.

Bước 3: Tiến hành tháo xi lanh, tô lên tường một lớp vữa chống thấm. Lớp vữa này bạn có thể dùng xi măng + cát + Sika latex trộn với nhau.

Bước 4: Lăn thêm 1 lớp màng chống thấm tường, các bạn sử dụng màng chống thấm 2 thành phần là tốt nhất ví dụ như Sika 107 chẳng hạn.

Bước 5: Thi công các lớp hoàn thiện lên lớp màng chống thấm tường.

Chống thấm ngược tường từ bên trong yêu cầu tay nghề và chuyên môn cao vì vậy bạn nên cần 1 đơn vị chống thấm chuyên nghiệp có uy tín để thực hiện phần này.

Hình ảnh chống thấm chân tường

Hình ảnh chống thấm ngược tường từ bên trong

Hình ảnh bề mặt khi hoàn thiện chống thấm tường

5. Chống thấm tường ngoài bằng Sika 107 hay màng chống thấm 2 thành phần.

Với cách làm này thì bạn sẽ phải tô tường 2 lần. Lần 1 các bạn sẽ tô 1 lớp vữa mỏng lên tường gạch. Sau đó các bạn sẽ tiến hành quét màng chống thấm 2 thành phần cho tường ngoài. Bạn có thể dùng sản phẩm Sika 107 hoặc dễ làm hơn thì có sika 109 hoặc Mapei k11…

Các bước làm như sau:

Bước 1: Đầu tiên bạn làm ẩm bề mặt vữa.

Bạn lưu ý là làm ẩm chứ không được để nước đọng lên trên sàn. Vì nếu nước đọng thì phần nhựa trong thành phần chống thấm sẽ bị nổi lên.

Bước 2: Tiến hành trộn vật liệu.

Bạn cho thành phần bột Sika 107 vào nước theo thỉ lệ A:B = 1:4 sau đó dùng máy trộn trộn đều vật liệu. Thời gian trộn từ 3-5 phút là vật liệu sẽ đều. Và bạn dùng sản phẩm màng chống thấm 2 thành phần khác thì bạn sẽ trộn tỉ lệ theo sản phẩm đó.

Bước 3: Bạn tiến hành lăn lớp màng chống thấm Sika 107 lên trên bề mặt tường ngoài thành 2 lớp với định mức 1 Kg/lớp. Lớp 2 thi công khi lớp 1 đã khô bề mặt. Lớp 2 bạn sẽ thi công vuông góc với lớp thứ nhất (Thi công theo hình chữ thập).

Bước 4: Tô tiếp lớp vữa thứ 2 có tác dụng bảo vệ lên lớp vữa thứ nhất.

Hình ảnh chống thấm tường ngoài bằng vật liệu hai thành phần (Mapei k11)

Như vậy với 5 cách chống thấm tường ngoài và chống thấm ngược tường trong nhà hiệu quả này chắc bạn đã có cái nhìn khách quan hơn với chống thấm tường. Để có một sản phẩm chống thấm tường chất lượng bạn cần:

- Nắm rõ tính cất các loại sản phẩm vật liệu chống thấm tường. Mỗi loại sẽ có 1 thế mạnh.

- Các vị trí tường cần đặc biệt chú trọng công tác chống thấm và tiêu chuẩn chống thấm tường cũng phải tuân thủ đúng quy trình trước khi thực hiện chống thấm bạn cần nắm được.

- Kiểm tra các sản phẩm chống thấm bạn đang có dự định sử dụng có thật sự tốt không.

- Kiểm tra nguồn gốc vật liệu, hạn sử dụng, các giấy tờ COCQ đi kèm.

- Để an toàn cần 1 đơn vị chuyên nghiệp thực hiện phần chống thấm tường.

Hình ảnh chống thấm tường ngoài bằng sika raintite

Chống thấm Hưng Thịnh - Chống thấm cùng chuyên gia.

✨ Công ty TNHH TM&DV Chống thấm Hưng Thịnh

👉 Trụ sở chính : Lô 15 Khu B3.12 Phan Bá Vành, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng

👉 VP Chăm sóc khách hàng : K342 Hoàng Văn Thái, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

📲 Viettel : 098.777.4268

📲Mobifone : 0769.18.6886

🌺 Website: Chống thấm Hưng Thịnh

🌺 Youtube: Chống thấm Hưng Thịnh

Các tin tức khác