CÁCH CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH TỐT NHẤT HIỆU QUẢ, BỀN LÂU

Ngày Đăng : 04/02/2018

Cách chống thấm cho nhà vệ sinh hiệu quả và bền lâu nhất- có thể tự làm.

Nhà vệ sinh là nơi ẩm ướt nhất trong mỗi ngôi nhà và thấm nhà vệ sinh thì đã không có gì là quá xa lạ đối với mọi người dân Việt Nam. Tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có vô số nhà vệ sinh bị thấm. Có hai kiểu chống thấm nhà vệ sinh đó là chống thấm từ lúc xây dựng và xử lý sự có bị thấm trong quá trình sử dụng.

1. Có hai nguyên nhân gây thấm nhà vệ sinh đó là :

- Không chống thấm từ đầu.

- Chống thấm từ đầu nhưng chống thấm không đúng cách.

* Đầu tiên để chống thấm được nhà vệ sinh ta cần phải hình dung được cấu tạo của kết cấu nhà vệ sinh với thiết kế thông dụng bao gồm 5 lớp chồng lên nhau thứ tự từ trên xuống là:

+ Lớp gạch men trên cùng. 

+ Lớp vữa yếu để lát gạch.

+ Lớp cát đệm.

+ LỚP MÀNG CHỐNG THẤM.

+ Lớp dưới cùng là sàn bê tông.

+ Cổ ống đâm xuyên sàn.

Lớp màng chống thấm là quan trọng nhất nó như một tấm áo mưa lớn bọc kín tất cả các lớp bên trên để nước không ngấm xuống lớp sàn bê tông gây thấm dột. và đi xuyên qua cái áo mưa và sàn là cái cổ ống nước. Như vậy chống thấm triệt để nhà vệ sinh là phải sử dụng màng chống thấm chất lượng, và chống thấm cổ ống đúng cách.

*một số sai lầm về chống thấm nhà vệ sinh mà một số gia đình gặp phải dưới đây. Những cách này bạn không nên làm vì tuổi thọ rất thấp do không giải quyết vấn đề chống thấm tận gốc:

+ Dùng keo chà mạch để nước chảy thẳng vào phễu thu nước. Cách này chỉ được vài tháng vì keo chà mạch quảng cáo thì rất hay nhưng chỉ sau vài tháng sử dụng nước sẽ dễ dàng lọt qua và nhà vệ sinh sẽ bị thấm lại.

+ Chống thấm trực tiếp lên lớp gạch lát mà không đục ra. Cách này cũng chỉ được một thời gian ngắn vì với cách làm này vị trí yếu nhất là vị trí cổ ống. Lúc này nước sẽ dễ dàng lọt qua cổ ống mà len lỏi xuống sàn cũ. Chúng tôi đã phải đi sửa rất nhiều nhà vệ sinh sửa chữa kiểu này.

+ Chống thấm ngược bằng cách bơm keo trương nở phía dưới sàn. Keo trương nở chống thấm chỉ là để ngắt nước nhằm đảm bảo bề mặt thi công khô ráo để xử lý sự cố bằng các vật liệu chuyên dụng khác ( Chi phí khá cao). Thông thường sự cố thấm của các công trình ngầm do áp lực nước ngầm thì bắt buộc phải dùng keo trương nở để ngắt nước mới có thể thi công tiếp. Tuổi thọ keo trương nở chỉ được khoảng 1 năm là keo bị thối và  tình trạng thấm sẽ tồi tệ hơn khi lớp keo này bị hỏng. Cho nên cách này không đảm bảo hiệu quả lâu dài.

+ Có rất nhiều sản phẩm vật liệu màng chống thấm, Đối với nhà vệ sinh đây là khu vực ẩm ướt khi thi công xong đưa vào sử dụng thì màng chống thấm sẽ chứa đầy nước chính vì vậy bạn nên sử dụng những loại màng chống thấm 2 thành phần Polymer + Gốc xi măng (Gốc xi măng càng ngâm nước lại càng bền lâu) loại màng này thi công dạng quét hoặc phun nên không có bất kỳ mối nối nào, Hoặc dạng tấm rải như tấm màng khò nóng, dán nguội. Đối với dạng tấm rải thì cần có tay nghề cao mới đảm bảo vì sự cố thấm rất hiếm khi bị ở trên bề mặt tấm mà sau một thời gian tình trạng thấm thường xuất hiện ở 4 vị trí góc hoặc các mối nối . Chúng tôi khuyên các bạn nhà vệ sinh thì nên sử dụng màng chống thấm Polymer+ gốc xi măng. Một số bạn dùng vật liệu màng chống thấm gốc PU (Polyurethane) khi thi công xong rất đẹp test nước không thấm nhưng đi vào sử dụng lại thấm bởi vì tuổi thọ màng chống thấm gốc PU khi bị ngâm trong nước thì rất kém nên loại màng này không nên sử dụng cho nhà vệ sinh.

2. Cách chống thấm nhà vệ sinh đối với nhà vệ sinh đang sử dụng thì phát hiện bị thấm.

 

Để chống thấm nhà vệ sinh đã bị thấm ta cần xử lý tận gốc vấn đề đó là chống thấm bên trên lớp sàn bê tông phương pháp này gồm các bước sau:

B1.  Đục sàn gạch men. vệ sinh sạch sẽ bằng phẳng đến lớp sàn bê tông và đục các cổ ống thoát nước, cấp nước đục rộng 5 Cm sâu 10 Cm để chống thấm lại các cổ ống. Đục cả hàng gạch chân tường để thi công màng chống thấm cao lên 20 Cm so với mặt sàn hoàn thiện.

B2.  Mài bằng phẳng bề mặt, trám vá các lỗ rỗng, các vị trí góc cạnh đắp vữa vát tròn. Bước này là để tạo bề mặt sàn và chân tường bằng phẳng trước khi thi công màng chống thấm.

B3. Bước này rất quan trọng. Tiến hành chống thấm các cổ ống. Đối với các cổ ống thì chống thấm bằng cách quấn cao su trương nở, sau đó đổ vữa tự chảy không co ngót vào. Vữa tự chảy không co ngót thông thường các bạn có thể sử dụng SIKA GROUT 214-11. Khi vữa cổ ống đã khô thì dùng keo đàn hồi SIKA FLEXCONSTRUCTION trám kín. 

B4. Kiểm tra lại bề mặt trước khi thi công màng chống thấm. bề mặt đảm bảo là bề mặt bằng phẳng, đặc chắc, không chứa tạp chất, không đọng nước.

B5. Tiến hành thi công các lớp màng chống thấm. Lưu ý phần bo góc chân tường thì các bạn gia cố thêm lưới thủy tinh hoặc lưới Polyeste để tránh nứt, đứt màng chống thấm ở khu vực này, Trong quá trình thi công cần đo chiều dày liên tục để tránh việc thi công lớp màng chống thấm quá mỏng. Thi công màng chống thấm cho nhà vệ sinh các bạn cần dùng chổi cọ để quét màng chống thấm để đảm bảo độ tỉ mỉ cũng như chiều dày màng chống thấm. Các phần góc cạnh làm trước phần sàn làm sau. Vật liệu tham khảo: SIKA TOPSEAL 107, SIKA TOPSEAL 109.

B6. Sau khi lớp màng chống thấm đã khô các bạn tiến hành bảo dưỡng và đổ nước vào thử nước trong vòng 48 tiếng.

B7. Thi công các lớp bên trên tô vữa bảo vệ lên màng chống thấm, cán nền, lát gạch.

3. Cách chống thấm nhà vệ sinh đối với nhà xây mới.

Bạn tiến hành làm các bước từ B2 đến B7 ở trên chính là các bước thi công chống thấm cho nhà vệ sinh mới.

 Nếu trong quá trình thi công có bất kỳ vướng mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết hơn.

Chống thấm Hưng Thịnh – Người bạn của những bức tường khô !

Trụ sở: 342 Hoàng Văn Thái, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.

Hotline 1 : 098.777.4268.

Hotline 2 : 0769.18.6886.

Rất hân hạnh được chia sẻ cách chống thấm nhà vệ sinh với các bạn !

 

 

Các tin tức khác