NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH TỐT NHẤT 2022

Ngày Đăng : 28/09/2022

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH TỐT NHẤT 2022

Trong ngôi nhà của các bạn thì khu vực nhà vệ sinh nó chiếm một diện tích rất nhỏ so với tổng thể, tuy nhiên công năng sử dụng thì lại vô cùng nhiều. Điều đáng buồn hiện nay ở Việt Nam là có đến 80% nhà vệ sinh thấm vì những nguyên nhân không đáng có.

Hãy cố gắng xem hết bài viết này để tìm hiểu về cách chống thấm nhà vệ sinh, nguyên nhân và các hậu quả các bạn nhé.

Đầu tiên các bạn cần biết cách xác định nhà vệ sinh của bạn đang gặp sự cố

+ Ngay vị trí nhà vệ sinh dưới trần nhà nước rò rỉ hoặc ẩm mốc…

+ Chân tường các nhà vệ sinh bị ẩm mốc.

+ Các đường ron gạch bị hở. Nước ngấm qua các khung cửa.

+ Nước ngấm làm ẩm mốc vị trí hộp kỹ thuật.

Hình ảnh: Sự cố thấm nhà vệ sinh

Những nguyên nhân làm nhà vệ sinh bị thấm nghiêm trọng

+ Hệ thống đường ống trong nhà vệ sinh ở âm trong sàn như ống cấp nước, ống thoát nước bị rò rỉ. Với nguyên nhân này thì nhiều nhà nước có thể thấm thành dòng rất khủng khiếp. Nhưng cũng nhiều trường hợp chỉ bị rò rỉ nhẹ thì tường nhà sẽ bị mốc nhiều.

+ Hư hỏng các thiết bị vệ sinh như vòi rửa, chậu rửa mặt, bồn cầu làm nước rò rỉ ra ngoài.

+ Sự cố ở lớp chống thấm. Lý do này là rất phổ biến hiện nay. Có thể do bạn đac chống thấm sai cách từ đầu. Hay một vài cái cổ ống cũng là 1 nguyên nhân khá phổ biến.

+ Nhà bị xuống cấp sau nhiều năm sử dụng, địa chất yếu dẫn đến móng bị lún nên kết cấu ngôi nhà bị thay đổi xuống cấp nhiều.

Hình ảnh: Thử nước chống thấm nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh mà thấm thì sẽ kéo theo nhiều hạng mục khác bị ảnh hưởng theo

+ Các công trình đa số hiện nay là khoán trọn gói “Chìa khóa trao tay” chính vì vậy việc kiểm soát chất lượng nếu không tốt thì sẽ kéo theo chất lượng của cả 1 hệ thống sẽ đi xuống. Ví dụ như 1 đơn vị nào đó không nắm vững kỹ thuật chống thấm làm chống thấm cho 1 tòa nhà thì khi đi vào sử dụng rất dễ xảy ra tai nạn thấm hàng loạt.

+ Thi công không đúng định mức. Đây là một nguyên nhân rất phổ biến. Bạn hiểu đơn giản 1 ví dụ là định mức chống thấm nhà vệ sinh là 3kg vật liệu/m² nhưng người thợ làm 1kg/m² thì bạn cũng rất khó để kiểm soát được điều này.

+ Như vậy thì làm thế nào để bạn chống thấm nhà vệ sinh thật hiệu quả và chất lượng. Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra và tìm lời giải.

Chắc chắn rồi sẽ có cách chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất.

Hình ảnh: Thấm các cổ ống nhà vệ sinh

Những cách chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay

Với các cách làm này thì bạn có thể áo dụng được cho cả nhà vệ sinh đang xây dựng mới hay các nhà vệ sinh đang sử dụng gặp sự cố.

Bạn nên chống thấm nhà vệ sinh thật kỹ càng ngay từ khi xây dựng là tốt nhất, sử dụng các vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất để đạt hiệu quả cao nhất.

Biện pháp 1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika Topseal 107, Sika latex

Sika chống thấm Topseal 107 là sản phẩm màng chống thấm gồm 2 thành phần Polymer và xi măng. Quy cách đóng gói thường là 1 phần nước màu trắng và 1 phần bột.

- Những ưu điểm vượt trội của việc chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika Topseal 107:

+ Tạo một lớp màng chống thấm không có mối nối.

+ Bám dính tốt với sàn bê tông và tường gạch.

+ Thi công đơn giản và nhanh chóng. Không yêu cầu tay nghề quá cao.

Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika:

1. Xử lý mặt bằng.

Bạn cần phải loại bỏ hết vữa yếu trên bề mặt sàn bê tông, bo vữa vát cạnh chân tường và xử lý hết các vết nứt trên sàn nếu có.

Hình ảnh: Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika 107

2. Thi công lớp màng chống thấm nhà tắm toilet.

Bước 1: Đầu tiên bạn làm ẩm bề mặt bê tông. Bạn lưu ý là làm ẩm chứ không được để nước đọng lên trên sàn. Vì nếu nước đọng thì phần nhựa trong thành phần chống thấm sẽ bị nổi lên.

Bước 2: Tiến hành trộn vật liệu. Bạn cho thành phần bột vào nước theo thỉ lệ A:B = 1:4 sau đó dùng máy trộn trộn đều vật liệu. Thời gian trộn từ 3-5 phút là vật liệu sẽ đều.

Bước 3: Bạn tiến hành quét lớp màng chống thấm Sika 107 thành 2 lớp với định mức 2 kg/lớp. Lớp 2 thi công khi lớp 1 đã khô bề mặt.

Bước 4: Ngâm thử nước 3 ngày trước khi thi công các lớp bên trên.

Hình ảnh: Ngâm thử nước chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika 107

Biện pháp 2: Thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Mapei K11 High Flexible

Cũng giống với sản phẩm chống thấm nhà vệ sinh Sika Topseal 107. Sản phẩm Mapei K11 là sản phẩm màng chống thấm 2 thành phần và khi hình thành lớp màng chống thấm thì vượt trội hơn Sika 107 ở khả năng bám dính.

Sản phẩm này có độ dẻo cao nên dễ thi công hơn Sika 107 và bạn sẽ thi công thành 2 lớp với tổng định mức 3,5 kg/m².

Hình ảnh: Chống thấm nhà vệ sinh bằng Mapei K11

Biện pháp 3: Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm Composite

Chống thấm Composite (Bọc FRP) là công nghệ chống thấm chống ăn mòn vượt trội. Được tổng hợp từ nhiều nguyên liệu vật liệu khác nhau như sợi sủy tinh, sợi silic, sợi amiang và một số kim loại như đồng nhôm…

Ưu điểm màng chống thấm nhà vệ sinh Composite:

+ Lớp màng chống thấm rất chắc chắn, không mối nối, thi công sau 30 phút là có thể thi công các lớp bên trên nhờ khả năng đông kết nhanh.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng Composite:

Bước 1: Xử lý mặt bằng.

Bạn cần loại bỏ vữa yếu trên bề mặt, mài phẳng sàn, bo vữa vát cạnh các chân tường, xử lý các vết nứt.

Thi công trên bề mặt sàn phải khô độ ẩm < 7%.

Bước 2: Quét lớp keo Composite thứ nhất.

Bạn sẽ quét lớp keo Composite thứ nhất lên toàn bộ bề mặt sàn và chân tường nhà vệ sinh.

Chờ khoảng 20 phút để keo khô.

Bước 3: Dán lớp màng lưới thủy tinh Mat 300.

Bạn tiến hành quét tiếp 1 lớp nhựa Composite và dán lưới thủy tinh lên bề mặt khi lớp lưới này còn ướt.

Tiến hành làm lớp màng Composite tương tự với lớp lưới thứ 2 và thứ 3.

Màng chống thấm Composite khi làm xong bề mặt khá cứng nên bạn không cần làm lớp vữa bảo vệ mà có thể tiến hành ốp lát luôn.

Biện pháp 4: Chống thấm nhà vệ sinh bằng sợi thủy tinh kết hợp màng chống thấm 2 thành phần

Các tấm lưới chống thấm nhà vệ sinh có tác dụng gia cường thêm cho lớp màng chống thấm. Đặc biệt là khả năng chống nứt. Chính vì vậy trong nhiều trường hợp ngoài việc phải gia cường các tấm lưới thủy tinh ở vị trí như chân tường, cổ ống thì cần gia cường thêm lưới thủy tinh cho toàn bộ bề mặt lớp màng chống thấm.

Tác dụng của việc sử dụng lưới thủy tinh để chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm nhà tắm, toilet:

+ Giá thành vừa phải, dễ thi công, tăng cường thêm khả năng giãn dài cho lớp màng chống thấm.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh, cách chống thấm bằng nước thủy tinh:

Bước 1: Thi công lớp màng chống thấm thứ nhất có tác dụng như lớp lót.

Bước 2: Thi công lớp thứ 2 khi lớp màng chống thấm thứ 2 còn ướt thì bạn sẽ tiến hành dán lưới sợi thủy tinh vào.

Bước 3: Thi công thêm 1 lớp màng chống thấm khi lớp thứ 2 đã khô.

Bước 4: Ngâm thử nước và cán vữa bảo vệ.

Lưu ý công tác bảo hộ lao động khi chống thấm bằng lưới sợi thủy tinh.

Hình ảnh: Chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh

Biện pháp 5: Bơm keo chống thấm nhà vệ sinh (chống thấm ngược)

Giải pháp này cần những người thợ có chuyên môn và kinh nghiệm cao. Các loại keo thông dụng ngoài thị trường là các loại keo polyurethane trương nở như UF 3000, 668, 669.

Ưu điểm của chống thấm bằng bơm keo:

+ Không cần phải đục sàn ra, sạch gọn và nhanh chóng.

Quy trình thi công bơm keo chống thấm:

Bước 1: Xác định các vị trí đang bị rò rỉ nước và tiến hành khoan lỗ cắm kim để bắn keo. Các lỗ kim cách nhau khoảng 10cm.

Bước 2: Tiến hành đập kim bơm và trám vá hoàn thiện bề mặt. Nên gia cường thêm 1 lớp keo nữa ở đường nứt sau khi trám keo.

Biện pháp 6: Chống thấm nhà vệ sinh bằng Polyurea (chống thấm trên sàn gạch mà không cần đục)

Có thể nói đây là dòng vật liệu siêu bền trong các dòng vật liệu. Tuy nhiên giá thành để thi công Polyurea là cao hơn nhiều so với các phương án khác. Khác với các dòng Epoxy chịu nước kém. Các sản phẩm Polyurea chịu nước cực tốt, và bám dính tốt, chịu mài mòn cũng rất tốt. Sau khi thi công xong vật liệu Polyurea sẽ tạo thành 1 lớp màng rất chắc chắn.

Ưu điểm của chống thấm nhà vệ sinh bằng Polyurea:

+ Với nhà cũ thì bạn k cần phải đục sàn vì sản phẩm này bám dính vào sàn rất tốt.

+ Thời gian thi công nhanh gọn.

Quy trình công nghệ chống thấm nhà vệ sinh Polyurea:

Bước 1: Xử lý mặt bằng.

Mặt bằng cần đảm bảo đặc chắc, không chứa tạp chất, trước khi thi công lớp chống thấm thì cần chống thấm các đầu cổ ống.

Bước 2: Thi công lớp sơn sàn nhà vệ sinh.

Trước tiên sẽ lăn 1 lớp Primer (Lớp lót) lên bề mặt sàn nhà vệ sinh cần chống thấm.

Sau đó tiến hành quét lớp màng chống thấm polyurea. Lưu ý là vật liệu này cần phải thao tác nhanh vì tốc độ đông kết rất nhanh.

Hình ảnh: Chống thấm nhà vệ sinh bằng polyurea

Như vậy với 6 cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả này chắc bạn đã có cái nhìn khách quan hơn với chống thấm nhà vệ sinh. Để có một sản phẩm chống thấm nhà vệ sinh tốt bạn cần:

- Nắm rõ tính cất các loại sản phẩm vật liệu chống thấm nhà vệ sinh. Mỗi loại sẽ có 1 thế mạnh. Cũng như chống thấm nhà vệ sinh sàn âm sẽ chống thấm nhà vệ sinh sàn dương.

- Các vị trí nhà vệ sinh cần đặc biệt chú trọng công tác chống thấm và tiêu chuẩn chống thấm nhà vệ sinh cũng phải tuân thủ đúng quy trình trước khi thực hiện chống thấm nhà vệ sinh bạn cần nắm được.

- Kiểm tra các sản phẩm chống thấm bạn đang có dự định sử dụng có thật sự tốt không.

- Kiểm tra nguồn gốc vật liệu, hạn sử dụng, các giấy tờ COCQ đi kèm.

- Để an toàn cần 1 đơn vị chuyên nghiệp thực hiện phần chống thấm sàn nhà vệ sinh.

Click xem thêm:

Các Video hay về chống thấm của chống thấm Hưng Thịnh

Chống thấm Hưng Thịnh - Chống thấm cùng chuyên gia.

✨ Công ty TNHH TM&DV Chống thấm Hưng Thịnh

👉 Trụ sở chính : Lô 15 Khu B3.12 Phan Bá Vành, Quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng

👉 VP Chăm sóc khách hàng : K342 Hoàng Văn Thái, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

📲 Viettel : 098.777.4268

📲Mobifone : 0769.18.6886

🌺 Website: Chống thấm Hưng Thịnh

🌺 Youtube: Chống thấm Hưng Thịnh

Các tin tức khác